Trang chủ

Giới thiệu

Tour trong nước

Tour nước ngoài

Tour sự kiện

Tour Xuyên Việt

Quà Tặng

Cẩm nang

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 20/09/2024 |

Văn hóa ẩm thực Miền Bắc +10 món ngon Miền Bắc - Hải Đăng Travel

5.0/5 (5 votes)

Ẩm thực của nước ta cực kỳ đa dạng và phong phú, mỗi vùng miền có những đặc trưng văn hóa ẩm thực khác nhau. Tại bài viết này Hải Đăng Travel tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Bắc và những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực miền Bắc như thế nào? 


Hãy cùng, Du Lịch Hải Đăng tìm hiểu bài viết ngay dưới đây để khám phá những điều mới lạ và tìm kiếm những món ăn đặc trưng khi đến với Miền Bắc nhé.

1. Văn hóa ẩm thực miền bắc

Văn hóa ẩm thực miền Bắc đề cao sự thanh tao, đạm bạc nhưng vẫn tôn lên được những hương vị tinh túy của những món ăn. Háy cùng, Hải Đăng Travel tìm hiểu nhé.  Mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực khác nhau. 


Nếu như ẩm thực miền Trung mang đậm nét bản sắc của một vùng đất đầy nắng gió, miền Nam là sự hòa trộn của những nền ẩm thực khác nhau thì ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một nền văn hóa lâu đời, vì lẽ đó mà từ món ăn đến cái phong cách trang trí đều trở thành chuẩn mực. 

1.1 Đặc trưng ẩm thực miền Bắc 

Đặc trưng ẩm thực miền Bắc là những món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có nhiều màu sắc khá sặc sỡ, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến,… 

Do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhưng ngày nay, những món ăn có thịt cá cũng trở thành món ăn đặc trưng, không thể thiếu tại thủ đô.

Nhìn chung, nền văn hóa ẩm thực Miền Bắc vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế và thanh tao như chính con người Hà Nội vậy. Dung dị mà tinh tế, ẩm thực Miền Bắc đã tạo được nét ấn tượng riêng góp phần làm đa dạng văn hóa ẩm thực trên bản đồ ẩm thực Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

1.2 Ẩm thực miền bắc qua góc nhìn văn hóa

Ẩm thực miền Bắc qua góc nhìn văn hóa được thể hiện rõ nét qua hai khía cạnh, trong phong tục ăn uống và trong món ăn. Cụ thể như sau:

a) Phong tục ăn uống của Miền Bắc

Sự gia giáo, cầu kỳ và lễ nghi trong tính cách của người miền Bắc được thể hiện rất rõ qua các bữa cơm hằng ngày. Người miền Bắc luôn coi trọng bữa cơm đoàn viên, sum họp gia đình và lễ nghi. Vì thế trong bữa cơm gia đình phải có đầy đủ thành viên.

  • Khi ăn cơm thì người bề dưới phải mời cơm những người bề trên để thể hiện sự tôn kính.
  • Luôn để cơm và thức ăn cho mọi người, dù là trong bữa ăn. Vì thế mới có câu "ăn trông nồi, ngồi trông hướng".
  • Phụ nữ ngồi cạnh nồi cơm để "xới" cơm cho mỗi thành viên. Việc này thể hiện sự chăm lo và quán xuyến chu đáo gia đình của người phụ nữ miền Bắc.

b) Cách chế biến, trang trí trong từng món ăn miền Bắc

Người miền Bắc siêu kỹ tính, việc lựa chọn nguyên liệu sơ chế món ăn vô cùng kỹ lưỡng, để đảm bảo mang tới cảm giác ngon miệng và đủ dinh dưỡng.

  • Các món ăn có vị vừa phải, không ngọt, không béo như món ăn miền Nam cũng không quá đậm đà, cay nồng như các món miền Trung, vị món nào ra món ấy.
  • Khâu trang trí món ăn được chú trọng, Các món ăn được trang trí rất cầu kỳ, bắt mắt, đặc biệt trong những ngày lễ, tết các món ăn được chế biến và trang trí cầu kỳ, long trọng để thể hiện thành ý cũng như giá trị văn hóa riêng.
  • Hầu hết các món ăn ít sử dụng dầu mỡ, tôn trọng hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu và hướng đến sự thanh đạm.
  • Những món ăn đặc sản làm quà tặng được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, máng tính đặc sản vùng miền để thể hiện tình cảm bền chặt đối với người thân, bạn bè và cả thực khách. Các loại bánh kẹo công nghiệp không được ưa chuộng bằng.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực miền Bắc

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của Miền Bắc, nhưng sau đây là 3 yếu tố quan trọng hình thành nên đặc trưng văn hóa ẩm thực xứ Kinh Kỳ của nước ta là: lịch sử, vị trí địa lý và khí hậu, thời tiết.


2.1 Yếu tố lịch sử

Miền Bắc nước ta là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với thủ đô Hà Nội cổ kính, hào hoa. Con người miền Bắc thâm trầm, kín đáo luôn đề cao văn hoá & tự hào về dân tộc. Người miền Bắc có sự thanh lịch trong cách thưởng thức những điều thiên nhiên mang lại từ trong món ăn đến thức uống, dung dị, bình yên.

Bữa ăn Miền Bắc luôn thấm đậm tình người, mỗi thành viên đều phải có mặt đầy đủ để cùng sum họp bên gia đình với bữa cơm ấm cúng tình thân.

2.2 Vị trí địa lý

Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23' Bắc đến 8 độ 27' Bắc với chiều dài là 1.650 km. Chiều ngang Đông - Tây là 600 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ.

Hơn thế, miền Bắc nằm liền kề với Đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là khu vực Trung du và miền núi có diện tích khoảng 101 ngàn km2 và bằng 30.7% diện tích cả nước.

Những nguyên liệu chế biến món ăn, đặc biệt là những loại hoa quả cũng chịu sự ảnh hưởng bởi yếu tố về vị trí địa lý, thổ những và nguồn nước tác động. 

Thiên nhiên tại đây có đầy đủ 4 mùa, mùa nào thức ấy nên các món ăn của Miền Bắc có sự đa dạng và phong phú đúng với câu ca dao tục ngữ nổi tiếng “mùa hè cá sông, mùa đông cá bể, chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè.”

2.3 Khí hậu, thời tiết

Thiên nhiên miền Bắc không trù phú giàu có như miền Nam nhưng cũng không đến nỗi nghiệt ngã như miền Trung. Ẩm thực miền Bắc không đậm các vị cay, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm. 

Các món ăn đều mang biểu tượng của sự tao nhã, tinh tế, hài hòa từ màu sắc đến mùi vị, từ sự sự kết hợp,gia giảm nguyên liệu,các phụ gia & các loại rau ăn kèm. Người miền Bắc ăn không chỉ để no mà “ăn hương ăn hoa”, ăn có sự thưởng thực một cách nhẹ nhàng, thanh tao dù cuộc sống có bận rộn đến mấy. 

Ẩm thực miền Bắc lại mang cho mình một hơi thở riêng của một nền ẩm thực lâu đời của xứ sở kinh kì. Trong đó, Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những món ăn ngon trứ danh hội tụ.

3. +10 Món ngon Hà Nội

Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những món ngon Đông Bắc Bộ trứ danh như phở, bún chả, bún ốc, bún thang, xôi cốm vòng, bánh cuốn Thanh trì,…. Nếu như được đến Hà Nội hoặc các tỉnh thành phía Bắc của nước ta mà chưa một lần thưởng thức những món trứ danh dưới đây thì quả thật là thiếu xót.

Du lịch Hải Đăng chuyển tổ chức các tour du lịch Miền Bắc với hơn 16 năm kinh nghiệm tổ chức các tour từ Bắc – Trung – Nam. Sau đây, hãy cùng, Hải Đăng Travel  khám phá những món ngon Miền Bắc làm nên danh tiếng ẩm thực miền Bắc lẫy lừng nhé.

3.1 Món Phở Hà Nội

Phở Hà Nội – một thương hiệu nổi tiếng khi khi đến với Hà Nội hoặc nhắc đến miền Bắc. Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ Hà Nội và Nam Định, và được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam.


 

 Ngày nay, Phở Hà Nội trở thành một trong những món ăn đặc trưng của Việt Nam nổi tiếng trên toàn thế giới.

a) Thành phần chính của phở là: 

  • Bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. 
  • Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của người dùng. 

b) Cách chế biến:

  • Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. 
  • Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào. 
  • Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt... Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. 
  • Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo. Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật. 
  • Cho bánh phở đã nhúng qua nước sôi, để ráo rồi cho vào tô vừa ăn. Sau đó, dùng đũa xới đều bánh phở cho bánh không dính vào nhau. 
  • Cho thịt bò xắt từng lát hoặc tùy theo sở thích của người ăn mà xếp vào tái, nạm, vè, gầu.... làm sao thật khéo léo để cho mỗi đũa gắp bánh phở của thực khách đều kèm theo thịt. 
  • Cho nước lèo vào tô phở kèm theo hành lá, hành tây và ngò góp phần tô điểm cho tô phở thêm phần đẹp mắt và ngon miệng. 

Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc lót dạ buổi đêm, nhưng ở các thành phố lớn, món ăn này có thể được thưởng thức cả ngày. 

3.2 Món Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng là tên của món chả cá đặc sản Hà Nội. Đây là món chả làm từ cá (thường là cá lăng) thái miếng đem tẩm ướp, nướng trên than củi rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên.


 

a) Thành phần

  • Thường dùng cá lăng hoặc các loại cá hồng, cá vược, cá trê, cá rô phi….làm sạch, phi lê lọc lấy thịt, thấm khô, cắt khúc 4-5cm. 
  • Bột nghệ, riềng băm, mẻ ở miền Bắc, mắm tôm lên men, dầu thực vật, tiêu xay, thì là cắt nhỏ, gừng tươi, mắm tôm, đường, dầu ăn nóng, tỏi băm, rượu trắng, ớt thái lát mỏng, nước cốt chanh, hành lá, hành tây,…
  • Bún
  • Rau sạch: Xà lách, rau kinh giới, tía tô...

b) Cách chế biến

  • Bước 1: Ướp cá. Cho tất cả các nguyên liệu (bột nghệ, riềng băm, mẻ, tiêu xay, thì là thái nhỏ, gừng tươi) vào máy xay sinh tố cho đến khi thành kem mịn. Trộn đều cá đã cắt khúc với hỗn hợp nước sốt trên, thêm nước mắm, mắm tôm. Đậy nắp và để ướp ít nhất 1 giờ hoặc để qua đêm trong tủ lạnh càng tốt.
  • Bước 2: Nướng chả cá.Kẹp cá vào vỉ, nướng trên bếp than là thơm ngon nhất. Nhớ phết dầu ăn lên miếng cá bóng đẹp và không bị khô. Bạn có thể nướng bằng lò ở nhiệt độ 250 độ trong 15 phút cho tới khi xém vàng.
  • Bước 3: Chiên chả cá. Chuẩn bị một chảo nóng với dầu thực vật. Chiên cá đến khi mặt ngoài chuyển sang màu vàng nâu, cho hành lá, hành tây và thì là.
  • Bước 4: Pha nước chấm. Cho mắm tôm, đường, dầu nóng, tỏi, ớt, rượu trắng vào trộn đều. Sau đó, thêm nước cốt chanh và khuấy cho đến khi nổi bọt.
  • Bước 5: Trang trí chảcá ra đĩa, rắc thêm đậu phộng (lạc) rang. Trang trí các loại rau thơm và thưởng thức.

3.3 Món Cá Kho làng Vũ Đại

Cá kho làng Vũ Đại có nhiều tên gọi khác nhau như: Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam,...bởi vì đây là món ăn đặc trưng tại Làng Vũ Đại (hay còn gọi là làng Đại Hoàng), xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nơi đây nổi tiếng có truyền thống kho cá từ rất lâu đời. 

a) Thành phần

  • Cá trắm đen, sườn non, riềng, củ hành khô, củ gừng, quả dừa xiêm, quả chanh
  • Gia vị bao gồm: nước mắm, hạt tiêu, ớt tươi
  • 1 chiếc nồi đất

b) Cách chế biến

  • Bước 1: Giã nát hành khô, gừng với một nửa riềng. 
  • Bước 2: phần riềng còn lại tiến hành thái thành lát rồi xếp xuống đáy nồi đất.
  • Bước 3: Xếp sườn lên trên lớp riềng trong nồi.
  • Bước 4: Sơ chế kỹ, rửa thật sạch, lau khô rồi xếp vào nồi, trên lớp sườn và riềng. Lưu ý, bạn nên xếp phần đầu và đuôi cá vào trước rồi mới đến các khúc giữa.
  • Bước 5: Rắc đều phần hành, riềng, gừng đã giã nát và nêm thêm nước mắm, hạt tiêu, ớt lên trên phần cá trong nồi.
  • Bước 6: Đổ nước dừa vào nồi sao cho nhập cá là được.
  • Bước 7: Kho cá ở lửa thật nhỏ trong khoảng 8 – 12 tiếng. Khi nước trong nồi cá sôi thì bạn đổ đều nước cốt chanh lên trên rồi đậy nắp và kho tiếp. Chú ý đổ thêm nước dừa vào nồi cá trong suốt quá trình kho cho đến khi còn 1 tiếng cuối cùng thì dừng.

3.4 Món Bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm vốn là món ăn vô cùng dân dã và quen thuộc của người dân Hà Nội. Với hương vị đặc biệt, món bún đậu mắm tôm đã trở thành đặc sản mà ai ai cũng quyết tâm phải thử một lần khi đến với thủ đô để không thể quên được hương vị mắm tôm pha ngon đặc biệt tại đây.

 

Một “mẹt” bún đậu mắm tôm bao gồm rất nhiều những thức ăn kèm: Đậu phụ rán vàng, thịt chân giò, nem rán, dồi, lòng lợn và đặc sản “Chả Cốm” của Hà Nội.

a) Thành phần

  • Bún tươi, đậu phụ, thịt ba chỉ, thịt chân giò rút xương, chả cốm
  • 1 chai mắm tôm, ớt tỏi, chanh tươi
  • Dưa  chuột, các loại rau sống
  • Gia vị: đường, bột ngọt, giấm, rượu trắng...

b) Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế và luộc thịt. Thịt chân giò và thịt ba chỉ mua về cần được rửa sạchbạn có thể bắc nồi nước lên bếp, trụng qua nước sôi, loại bỏ bọt, cặn bẩn. Sau khi trần thì vớt ra, rửa lại thất sạch, đem luộc cho tới khi thịt chín và vớt ra.
  • Bước 2: Sơ chế các loại rau sống. Các loại rau nhạt sạch, rửa và ngâm nước muối pha loãng sau đó để ráo, dưa leo thái lát thành từng miếng.
  • Bước 3: Rán chả cốm, đậu phụ. Bắc chảo chống dính lên bếp, đun nóng mỡ, đặt lần lượt từng miếng chả cốm vào rán chín vàng đều tất cả các mặt để chả giòn, màu đẹp, hấp dẫn. Tương tự đậu phụ đem cắt thành những miếng vuông, vừa phải.
  • Bước 4: Pha nước chấm mắm tôm. Cho 2 thìa mắm tôm ngon vào 1 bát nhỏ, cho nước cốt chanh + rượu + đường như lượng đã chuẩn bị vào, dùng đũa khuấy đều các nguyên liệu lên.  Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào, đun sôi, bỏ hành tím băm nhuyễn vào phi vàng thơm.  Đổ bát mắm tôm đã pha ở trên vào chảo có hành phi, cho thêm đường sau đó đun nóng lên, tắt bếp, cho ra bát. Khi ăn, cho ớt thái lát vào. Tùy khẩu vị của từng người mà có thể cho thêm chanh (quất) hoặc ớt.
  • Bước 5: Trình bày và thưởng thức.

3.5 Món Bún thang

Bún thang là một món ăn mang đậm hương vị của người Hà Nội nổi tiếng bởi sự cầu kỳ, tinh tế, thể hiện phong cách thanh nhã của ẩm thực của người Tràng An. 

Một tô bún thang chuẩn vị gồm có bún, gà luộc, trứng tráng, giò lụa, tôm nõn, nấm hương và củ cải khô. Vị ngọt thanh của nước dùng hòa quyện với vị ngọt đậm của thịt gà ta, chút béo ngậy của trứng và thơm nồng của tôm khiến bạn ăn một lần là nhớ hoài.

a) Thành phần

  • Gà ta, Giò lụa, Xương ống heo, Tôm sú: 200g, Tôm khô, Sá sùng (hoặc râu mực khô), trứng vịt.
  • Bún tươi cọng nhỏ.
  • Hành lá, rau răm, hành khô, gừng nướng, nấm hương, củ cải khô.
  • Gia vị: nước mắm, đường cát, đường phèn, hạt nêm, giấm, mắm tôm ngon.

b) Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. 

Gà mua về rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo. Xương ống heo rửa sạch, để ráo. Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn rồi rang sơ trong chảo nóng. Tôm sú cắt bỏ đầu đuôi, bóc vỏ. Dùng tăm nhọn tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch. Sau đó cho tôm vào cối giã nhỏ.

Hành lá, rau răm đem nhặt rồi rửa sạch với nước, để ráo rồi thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái lát. Gừng rửa sạch, để ráo. Đem nướng cho đến khi gừng chín và có mùi thơm. 

Củ cải khô ngâm nước ấm 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch. Tiếp theo, thái sợi thật nhỏ, trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị. 

Nấm hương cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch, thái nhỏ. Trứng vịt đánh vào bát, thêm chút hạt nêm vào, khuấy đều và để riêng. Giò lụa thái sợi nhỏ.

  • Bước 2: Luộc gà

Cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi cho 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa đường, 1 thìa muối và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Sau đó vớt gà ra để nguội, dùng tay xé sợi hoặc thái miếng nhỏ.

  • Bước 3: Ninh xương

Xương ống heo cho vào nồi luộc qua với nước, tiếp đến cho vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Sau đó đổ xương vào nồi nước luộc gà ninh nhừ (khoảng 2 – 3 tiếng) để làm nước dùng. Cho sá sùng đã rang sơ hoặc râu mực mướng vào nồi để nước dùng ngon ngọt hơn.

  • Bước 4: Làm ruốc tôm

Cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, dầu nóng già cho tôm sú đã giã vào, thêm chút nước mắm rồi rang cho tôm chín vàng, hơi khô lại thành ruốc tôm thì cho ra đĩa.

  • Bước 5: Tráng trứng

Cho trứng vịt đã đánh vào chảo tráng cho thật mỏng. Trứng chín cho ra đĩa, cuộn lại rồi thái sợi nhỏ.

  • Bước 6: Nấu nước dùng

Khi nồi nước ninh xương đun được khoảng 1 tiếng, cho tôm khô đã rang, nấm hương, 1 viên đường phèn, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối và chút nước mắm vào, khuấy đều. Tiếp tục ninh thêm 1 – 2 tiếng nữa, sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Cuối cùng cho hành lá và rau răm vào rồi tắt bếp.

  • Bước 7: Trình bày và thưởng thức. 

Khi ăn, chần bún qua nước sôi rồi cho vào tô, lần lượt xếp các loại nhân đã chuẩn bị ở trên, sau đó chan nước dùng vào là xong. Dọn kèm với mắm tôm và củ cải ngâm. Bạn có thể cho thêm chanh, ớt tươi xắt, hành phi theo ý thích.

3.6 Món Bánh cuốn Thanh Trì

Trong “Hà Nội băm sáu phố phường”, Thạch Lam khẳng định, bánh cuốn Thanh Trì là quà chính tông của người Hà Nội. Vậy nên bánh cuốn Thanh Trì món ngon lâu đời của Hà Nội và trở thành món ăn được yêu thích của người dân thủ đô, du khách khi ghé đến Hà Nội.  

Bánh cuốn Thanh Trì khác biệt so với những loại bánh cuốn khác là bánh không hề có nhân bên trong, 100% từ bột gạo, vì thế mà bánh có một màu trắng đặc trưng, theo từng lớp từng lớp, khi ăn vào sẽ cảm thấy rõ được hương vị bột gạo thanh thanh, đúng chuẩn.

Bánh cuốn Thanh Trì đúng điệu sẽ được ăn kèm cùng với đậu rán, chả quế, giò lụa và thật nhiều hành phi rắc lên bên trên. Phần nước chấm của bánh cuốn được pha một cách cầu kì, là sự kết hợp của nước mắm, dấm nếp, tinh dầu cà cuống, 1, 2 lát ớt tươi, hành phi. Công thức và tỷ lệ pha bột, nước chấm được xem như là bí truyền và chỉ người Thanh Trì mới có bí quyết.

3.7 Món Cốm Làng Vòng

Cốm làng Vòng là một đặc sản ẩm thực đặc trưng của làng Vòng ngày trước có tên là thôn Hậu, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

a) Thành phần: Gồm 2 loại lúa nếp hoa vàng và là loại lúa non.

b) Cách chế biến

  • Bước 1: Sàng Lọc Thóc. Lúa mới gặt về cần được tuốt, lấy thóc. Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép. 
  • Bước 2: Rang Thóc. Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc, hiện chảo rang thóc để làm cốm có gắng theo mấy đảo tự động.
  • Bước 3: Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt "2 quằn 3 róc", tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được.  
  • Bước 4: Giã Cốm. Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối. 
  • Bước 5: Thành Phẩm Cốm Làng Vòng. Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc, lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.

3.8 Món Bánh Tẻ

Bánh tẻ còn gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì bánh được gói có hình như cái răng bừa. Đây là đặc sản nổi tiếng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa của nước ta. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.

 

a) Thành phần: Thành phần bánh tẻ nhân thịt gồm: gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ, lá dong, gạo tám thơm. Có thể cho thêm lạc, nấm hương vào tùy theo khẩu vị và đặc trưng của địa phương khác.

b) Cách chế biến phổ biến: Gồm 2 công đoạn chính là làm nhân bánh và làm vỏ bánh. Cách chế biến bánh tẻ với 2 công đoạn này được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xay gạo tẻ theo cách xay ướt thành bột nước loãng
  • Bước 2: Sau khi xay thành bột nước, thêm nước với tỷ lệ 1/1, khuấy đều và ngâm, ngâm bột khoảng thời gian 3 - 4 ngày vào mùa hè, 4-5 ngày vào mùa đông, thời gian ngâm phải thay nước hàng ngày, mỗi lần thay nước phải khuấy đều bột, khi đủ thời gian ngâm, bột được múc ra rồi cho thêm vài thìa cà phê muối, thêm nước khuấy đều sau đó gạn nước để khử chua.
  • Bước 3: Tiến hành giáo bột. Khâu này cực kỳ quan trọng sẽ quyết định đến chất lượng vỏ bánh có ngon không. Thông thường cách giáo bột sẽ được làm như sau: bột nước được đun nhỏ lửa, vừa đun vừa phải liên tục khuấy đảo bằng cả hai tay cho bột mềm, mịn và sánh đặc lại, có độ dính như keo, tránh vón cục và đặc biệt là bột không được chín hoặc khê. 
  • Bước 4: Làm nhân bánh. Thịt lợn (heo) được băm nhỏ cùng với hành khô. Mộc nhĩ (nấm hương) cũng được thái chỉ, ướp gia vị trộn đều với nhau rồi đem xào chín để làm nhân bánh.
  • Bước 5: Gói bánh tẻ. Tùy vào từng vùng miền mà việc gói bánh sẽ có những đặc điểm khác nhau. Có thể sử dụng lá chuối hoặc lá dong để gói bánh.
  • Bước 6: Hấp hoặc luộc bánh

+/ Luộc: Nước sạch đun đến sôi thì cho bánh vào luộc tiếp ở độ sôi vừa phải trong vòng 20 phút thì bánh sẽ chín. Sau đó để nguội ráo nước đem tẩm với bột, sau đó đem chiên ít dầu cho lớp vỏ ngoài giòn là được.

+/ Hấp: Xếp bánh vào một cái chõ, xếp đều và tạo khe hở cho hơi nóng luồn qua được rồi đem đun sôi, hơi nóng của nước sôi sẽ làm chín bánh. 

3.9 Món Bún Chả Hà Nội

Việt Nam theo dọc chiều dài đất nước từ bắc chí nam nơi nào cũng có Bún chả, nhưng "Bún chả Hà Nội" thì không lẫn vào đâu được. Bún chả Hà Nội là đặc trưng của tinh hoa ẩm thực của con người mảnh đất Hà Thành. Bún chả Hà Nội trở thành món ăn nổi tiếng mà ai ai cũng phải thưởng thức khi đến đây, đặc biệt là các du khách.
 

a) Thành phần: Chả được làm từ thịt heo nạc, bún, nước chấm và ăn kèm các loại rau, dưa món và các gia vị khác.

b) Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế rau, hành, tỏi. Rau sống các loại rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước, vẩy cho ráo nước. Hành tím, tỏi bóc vỏ, ớt rửa sạch. Cho hành tím và tỏi, ớt (tùy theo sở thích ăn cay) vào máy xanh và xay nhuyễn. Đổ ra bát riêng.
  • Bước 2: Xay sả lấy nước. Sả bóc lớp vỏ già bên ngoài rồi thái khoanh cho vào máy xay, thêm chút nước vào khi xay nhuyễn sả. Sau đó vắt sả để lấy nước để cho vào ướp thịt.
  • Bước 3: Làm nước hàng ướp thịt. Bắc chảo lên bếp, đun khô chảo rồi cho 3 thìa con đường trắng vào. Đun với lửa vừa để đường tan hết và chuyển màu nâu cánh rán thì đổ 2 bát con nước vào khuấy đều cho tan hết đường rồi đun sôi, tắt bếp để nguội.
  • Bước 4: Cách làm chả viên. Thịt nạc rửa sạch, băm nhuyễn hoặc dùng máy xay nhỏ, không xay nhuyễn. Và ướp chả viên vừa ăn. Để khoảng 3h sau cho thịt thấm sau đó cho vào vỉ nướng.
  • Bước 5: Cách làm chả miếng bún chả. Thịt ba chỉ rửa với nước muối loãng, sau đó rửa sạch với nước. Thái miếng mỏng, bản to khi nướng sẽ ngót lại không bị vụn thịt rồi cho vào ướp gia vị vừa ăn. Để khoảng 3h sau đó cho vào vỉ nướng.
  • Bước 6: Làm nước chấm bún chả. Theo tỷ lệ nước lọc: đường: mắm: dấm là 10:1:1:1 và chút muối. Cho lên bếp đun sôi vài phút, tắt bếp, giữ ấm cho tới khi dùng. Khi nào ăn thì cho tỏi, ớt băm nhuyễn và hạt tiêu vào tùy theo khẩu vị.
  • Bước 7: Làm dưa món. Đu đủ xanh, cà rốt, gọt vỏ, tỉa hoa tùy thích, cắt lát mỏng. Cho một chút muối vào xóc đều để giúp nhả bớt nhựa đắng trong đu đủ xanh, để khoảng 6 - 8 phút rồi rửa sạch muối. Tiếp đến, cho 1-2 muỗng canh đường vào trộn đều giúp cho củ, quả giòn, ngon hơn. Sau đó, thêm dấm, chút muối vào trộn đều.
  • Bước 8: Trình bày và thưởn thức. Cho bún, chả, rau sống, dưa góp ra từng đĩa riêng. Đặt bên cạnh bát nước chấm sánh màu hổ phách, đủ vị chua cay mặn ngọt. Khi ăn, múc riêng một bát nước chấm cho mỗi người, cho chả viên, chả miếng vàng, thêm chút dưa góp giòn giòn và thêm những gia vị tùy khẩu vị mỗi người.

3.10 Món Miến Ngan Trộn

Giữa hàng dãy quán xá đầy những món ăn tuyệt vời trên phố cổ Hà Nội, bạn sẽ không thể nào bỏ qua một trong những đặc sản nổi tiếng nơi đây là Miến Ngan. Ngày nay Miến Ngan không còn là một món ăn dân dã vào bữa sáng mà là món ăn phổ biến khiến bao người say lòng, kể cả thực khách, đến với Hà Nội bạn có thể thưởng thức món ăn này bất kỳ buổi nào. 

a) Thành phần: Thịt ngan, Măng khô, Nấm hương, hành khô, gừng, rượu, Dầu ăn, bột canh, tương ớt, Hành, rau răm, mùi, mùi Tàu. Miến dong.

b) Chế biến:

  • Bước 1: Luộc ngan và thái hoặc xé mỏng thịt. Ngan sơ chế sạch, xát lại bằng chanh. Sau đó đem luộc chín bằng nước sôi với lửa nhỏ trong 30 phút. Tắt bếp để om thêm 15 phút nữa. Sau đó, bạn vớt ra để nguội rồi thái miếng thịt thật mỏng cho ngon.
  • Bước 2: Trụng miến và nấu măng. Miến ngâm nước lạnh rồi chần qua nước sôi cho mềm, cắt khúc khoảng 2 lóng tay. Măng khô cho vào nước ngâm 2 tiếng cho sạch. 1 tiếng thay nước ngâm một lần. Khi măng nở, bạn cho măng vào nồi luộc cho măng mềm hơn. Đối với măng tươi, bạn chỉ cần làm sạch, đem luộc để nguội. Sau khi luộc mềm măng, dùng tay xé sợi và đem trộn với đường, muối, giấm trắng và tỏi băm, ớt băm sao cho vừa ăn.
  • Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lại. Lạc rang chín giòn và bỏ vỏ, giã làm đôi hoặc hơi nát 1 chút. Hành tím bóc vỏ rửa sạch, cắt lát mỏng, rồi cho vào chảo phi vàng thơm. Rau thơm và hành lá đem rửa và thái khúc nhỏ.
  • Bước 4: Pha nước trộn miến. Bạn tiến hành pha nước trộn miến chua ngọt theo tỉ lệ xì dầu, đường và bột ngọt tùy vị, sau đó khuấy đều. Có thể cho tỏi và ớt băm vào rồi cho thêm giấm trắng vào sao cho nước trộn xì dầu có vị chua cay ngọt vừa phải là được.
  • Bước 5: Thưởng thức thành phẩm. Khi ăn bạn xếp các nguyên liệu vào tô, trộn đều với nước trộn miến. Khi ăn rắc thêm hành phi và lạc rang giã dập, ăn cùng các loại rau thơm để tăng thêm hương vị nhé!

4, Công ty du lịch Hải Đăng

Công ty cổ phần xây dựng du lịch Hải Đăng là đơn vị chuyên cung cấp các gói tour du lịch trong nước, tour du lịch nước ngoài, tour du lịch xuyên việt… phục vụ nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước, mang đến cho mọi người hành trình trải nghiệm đa dạng, phong phú trên từng địa danh đi qua.


Với phương châm "Đoàn kết, năng động, sáng tạo và luôn luôn đổi mới", đội ngũ nhân viên du lịch Hải Đăng luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp khách hàng không chỉ đi du lịch, mà còn là sự trải nghiệm, nâng cao sức khỏe tinh thần và an tâm khi lựa chọn chúng tôi – Hải Đăng Travel.

Đến với Hải Đăng Travel, bạn có thể chọn du lịch ghép tour trong và ngoài nước, hoặc lựa chọn tour đoàn, teambuilding và sự kiện... Quý khách hàng sẽ được tư vấn hỗ trợ dịch vụ làm visa passport nếu trải nghiệm du lịch vòng quanh thế giới. Tùy theo từng yêu cầu của quý khách hàng, đội ngũ nhân viên Hải Đăng sẽ tư vấn và lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất.

Đồng hành cùng du khách trên mỗi chuyến đi, mỗi hành trình địa điểm – Hải Đăng sẽ ưu tiên giúp quý khách hàng trải nghiệm từng dịch vụ tốt nhất từ địa điểm lưu trú, phương tiện di chuyển cho đến những món ăn đặc sản địa phương, quý du khách cũng hiểu được những nét đẹp, giá trị văn hóa của mỗi vùng đất đi qua để tích lũy thêm nhiều giá trị khi đi du lịch.

Nếu bạn có nhu cầu trải nghiệm du lịch tour? Bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp gói dịch vụ tour du lịch chất lượng? Bạn muốn tìm đơn vị hướng dẫn trải nghiệm tour du lịch đoàn, tổ chức các sự kiện, teambuilding cho công ty thì liên hệ ngay Hải Đăng Travel để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

4.1 Các gói tour du lịch Miền Bắc

Các gói tour du lịch Miền Bắc tại Hải Đăng Travel đa dạng, tùy thuộc vào từng đối tượng du khách ghép đoàn, khách đoàn công ty, hay khách teambuilding, sự kiện, Hải Đăng Traval sẽ thiết kế chương trình tour riêng phù hợp để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho từng nhóm du khách.

Bạn có thể tham khảo các gói tour du lịch Miền Bắc cực kỳ hot và được nhiều du khách lựa chọn khi đến với chúng tôi ngay dưới đây để tham khảo nhé.

  • Tour du lịch Miền Bắc 2 ngày 1 đêm
  • Tour Tàu Lửa Miền Bắc
  • Tour Miền Bắc 3 ngày 2 đêm
  • Tour Miền Bắc -Tam Đảo -Tràng An - Đồ Sơn

4.2 Quy trình tiếp nhận tour

Với mỗi du khách đến với Hải Đăng, chúng tôi sẽ tư vấn tận tình, rõ ràng, giúp quý khách hàng hoàn toàn nắm rõ lịch trình, mong muốn và an tâm khi lựa chọn dịch vụ tour của chúng tôi. Quy trình tiếp nhận tour như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu quý khách hàng tham quan tour du lịch
  • Bước 2: Tư vấn và báo giá chi tiết phù hợp với nhu cầu
  • Bước 3: Lịch trình khởi hành của tour du lịch đà lạt
  • Bước 4: Chốt thông tin với khách hàng lựa chọn gói tour du lịch đà lạt phù hợp
  • Bước 5: Cung cấp các quy định khi trải nghiệm tour (quy định trẻ em, quy định hủy tour, yêu cầu riêng quý du khách...) minh bạch, rõ ràng
  • Bước 6: Thanh toán chi phí
  • Bước 7: Thông báo chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và các kinh nghiệm chuẩn bị riêng. Đối với khách tham quan nước ngoài sẽ được hỗ trợ tư vấn về visa, hộ chiếu
  • Bước 8: Thông báo điểm đón khách và trải nghiệm tour
  • Bước 9: Kết thúc lịch trình, chào tạm biệt và hẹn gặp khách quý khách lần sau

Trên đây là bài viết về ẩm thực miền bắc, hy vọng sẽ cung cấp thêm cho du khách, quý bạn đọc những thông tin hữu ích để chuẩn bị hành trang cho mình trên mỗi cung đường trải nghiệm, khá phá văn hóa ẩm thực miền bắc sắp đến. 

Với kinh nghiệm 16 năm trong ngành du lịch và lữ hành, Hải Đăng Travel luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng mọi thắc mắc để có sự lựa chọn phù hợp nhất. 

>> Các bạn xem thêm ẩm thực miền nam

Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Du Lịch Hải Đăng

  • Địa chỉ: 367 Tân Sơn, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM
  • Website: www.dulichhaidang.com 
  • Hotline: 1900 2011 - 0911 2222 88